• CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VINATEX-TÂN TẠO

      KHU CÔNG NGHIỆP DỆT MAY NHƠN TRẠCH

    THẾ MẠNH KCN VINATEX-TÂN TẠO

      CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VINATEX – TÂN TẠO

      VINATEX – TAN TAO INVESTMENT CORPORATION

        THẾ MẠNH 

                                KHU CÔNG NGHIỆP VINATEX - TÂN TẠO                           

     I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
    Huyện Nhơn Trạch là huyện được tách ra từ huyện Long Thành theo Nghị định số 51/CP ngày 23/6/1994 của Chính phủ, huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đồng Nai, có tọa độ địa lý từ 106045’16” - 107001’55” Kinh độ Đông và 10031’33” - 10046’59” Vĩ độ Bắc
    Nằm ở trung tâm 3 cực của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: TP.Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu
    - Đường bộ:
    + Cách TP.Hồ Chí Minh (đi qua phà cát lái): 40 km, (đi quốc lộ 51) 60km
    + Cách Quốc lộ 51 và đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây: 9km
    + Cách TP.Biên Hoà: 40km
    + Cách TP.Vũng Tàu: 60km
    + Nằm gần cảng Phước An và cảng Cát Lái thuận lợi cho giao thông đường biển
    + Cách sân bay Tân Sơn Nhất: 50km
    + Cách sân bay Quốc tế Long Thành (trong tương lai): 12km
    II. GIAO THÔNG VẬN TẢI:
    • Đường bộ: Huyện có hệ thống giao thông đang được hoàn chỉnh, với các đường Tỉnh lộ, Huyện lộ, đường liên xã được mở rộng và nhựa hóa, bê tông hóa
    • Đường sông: Hệ thống đường sông Đồng Nai, Sông Đồng Tranh, sông Thị Vải.
    • Đường sắt: Có đường sắt nhẹ kết nối Thủ Thiêm (TP.HCM) với Cảng hàng không Quốc tế Long Thành chạy dọc đường Vành Đai 3, rẽ vào đường Tôn Đức Thắng.
    • Xe buýt:   
    1. Tuyến số 02: Bến xe Biên HòaTrạm xe Nhơn Trạch
    2. Tuyến số 14: Căn cứ 4 (Huyện Xuân Lộc) — Trạm xe Nhơn Trạch
    3. Tuyến số 21: Bến Phà Cát LáiHiệp Phước, Nhơn Trạch
    4. Tuyến số 24: Phà Cát LáiLong Thành
    5. Tuyến số 603: Bến xe Miền ĐôngTrạm xe Nhơn Trạch
    III. ĐỊA HÌNH, THỔ NHƯỠNG
    Là huyện thuộc vùng đồng bằng Đông Nam bộ.
    Diện tích tự nhiên của huyện là 41.083,68 ha, chiếm 6,96% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó:
    - Đất nông nghiệp : 27.364,30 ha chiếm 66,61% tổng diện tích.
    - Đất phi nông nghiệp : 13.662,38 ha chiếm 33,26% tổng diện tích, trong đó phân ra:
    + Đất ở : 1.962,91 ha.
    + Đất chuyên dùng : 4.702,42 ha.
    + Đất tôn giáo, tín ngưỡng : 49,49 ha.
    + Đất nghĩa địa : 76,31 ha.
    + Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng : 6.871,25 ha.
    - Đất chưa sử dụng : 57,01 ha chiếm 0,14% tổng diện tích.

    Nhìn chung đất của Đồng Nai đều có địa hình tương đối bằng phẳng, có 82,09% đất có độ dốc < 8o, 92% đất có độ dốc <15o , các đất có độ dốc >15o chiếm khoảng 8%. Trong đó:
    Đất phù sa, đất gley và đất cát có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng ngập nước quanh năm. Đất đen, nâu, xám hầu hết có độ dốc<8o, đất đỏ hầu hết<15o. Riêng đất tầng mỏng và đá bọt có độ dốc cao.

    IV. KHÍ HẬU:
    - Khí hậu Đồng Nai là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa). Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau (khoảng 5 – 6 tháng), mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (khoảng 6 – 7 tháng). Khoảng kết thúc mùa mưa dao động từ đầu tháng 10 đến tháng 12.
    Nhiệt độ không khí trung bình hằng năm từ 25,7 – 26,7 oC. Mức độ chênh nhau giữa các năm không lớn. Chênh lệch nhiệt độ cao nhất giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất là 4,2oC.
    Nhiệt độ trung bình mùa khô từ 25,4 – 26,7 oC, chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 4,8 oC. Nhiệt độ trung bình mùa mưa từ 26 – 26,8 oC. So với mùa khô, mức dao động không lớn, khoảng 0,8 oC.
    Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ. Địa bàn huyện Tân Phú, phía bắc huyện Định Quán, huyện Vĩnh Cửu có lượng mưa lớn nhất, trên 2.500mm/năm. Mùa khô, tổng lượng mưa chỉ từ 210 – 370 mm chiếm 12 – 145 lượng mưa của năm. Mùa mưa, lượng mưa từ 1.500 – 2.400 mm, chiếm 86 – 88% lượng mưa của năm. Phân bố lượng mưa giảm dần từ phía Bắc xuống phía Nam và từ giữa ra hai phía Đông và Tây của Đồng Nai.
    V.  KINH TẾ - XÃ HỘI:
    HUYỆN NHƠN TRẠCH Có 10 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt, gồm:
    • Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1: 449 ha
    • Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - D2D: 347 ha
    • Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Lộc Khang: 70 ha
    • Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú: 183 ha
    • Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3: 697 ha
    • Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5: 309 ha
    • Khu công nghiệp Nhơn Trạch 6: 327 ha
    • Khu công nghiệp Dệt may Nhơn Trạch: 184 ha
    • Cụm công nghiệp Phú Thạnh - Vĩnh Thanh
    • Khu công nghiệp Nhơn Trạch Ông Kèo: 856 ha.
    Huyện Nhơn Trạch có 12 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Hiệp Phước và 11 xã: Đại Phước, Long Tân, Long Thọ, Phú Đông, Phú Hội (huyện lỵ), Phú Thạnh, Phú Hữu, Phước An, Phước Khánh, Phước Thiền, Vĩnh Thanh.